
A. GUNDAM:
-Gundam là một danh từ chung để chỉ những loạt phim hoạt hình do Nhật Bản sàn xuất ( hồi nhỏ coi mê luôn đến h ). Nội dung chủ yếu của loạt phim này là đề cập tới chiến tranh của thế giới trong tương lai, những chú robot và pilot của robot đó !
-Loạt phim này phát triên khoảng vào những năm 80 của thế kỉ 20
B. MODELKIT-GUNDAM ( GUNPLA ):
-Gunpla là một từ viết tắt để chỉ là ra những loạimô hình lắp ráp giống hệt các chú robot trong Gundam (Gundam Plastic Model). Loại mô hình này mang chất liệu chủ yếu là nhựa và một số thành phần kim loại khác, và độc quyền do hãng BANDAI sản xuất
-Gunpla thường được đóng thành những hộp khác nhau. Trong đó bao gồm những mãnh nhựa rời rạc ( part ) được kết dính với nhau bằng những khung nhựa được đúc sẵn ( runner ), một cuốn sách hoặc một tờ giấy để giới thiệu về chú gundam mà ta sở hữu, hướng dẫn lắp ráp, decal, pose thế action,… ( Booklet )
Một số hình ảnh minh họa cho các bạn dễ hình dung :
Part và Runner


………………….
-Về chủng loại thì gundam có 4 tỉ lệ chính : 1/144 ( Gundam cao khoảng 13cm ) – 1/100 ( Gundam cao khoảng 20cm )- 1/60 ( Gundam cao khoảng 35cm ) – 1/48 ( Gundam cao khoảng 50cm ). Dựa vào các tỉ lệ cơ bản trên, BANDAI đã phát triển và sản xuất ra hàng loạt những dòng khác nhau ( khoảng 7 hay 8 dòng ). Bây giờ mình sẽ nói rõ hơn về cách phân biệt các dòng này :
1. 1/144 Fast Grade ( FG )
-- Fast Grade ra đời nhằm thay thế dần modelkit cũ và hướng đến đối tượng mới nhập môn Gunpla. Tuy vậy nhưng dòng này đã gần như tuyệt chủng trong thế giới gunpla

2. 1/144 High Grade ( HG )
-High Grade là dòng modelkit ở vị trí trung gian giữa dòng modelkit giá rẻ và dòng modelkit đắt tiền. Llà dòng có tính sưu tập caovì giá cả không đắt mà mức độ chi tiết cao hơn các dòng kit cũ. Được áp dụng kỹ thuật thành hình đa sắc nên khuôn thành hình của dòng kit này dễ bị hư hại.
- Sau này thì dòng High Grade phát triển lên thành dòng 1/100 Non Grade ( NG ), Mức độ chi tiết y hệt đến 95% nhưng to hơn khoảng gấp rưỡing kit này dễ bị hư hại.

3. 1/100 Master Grade ( MG )
-Master Grade òng này có tỷ lệ 1/100 và được thực hiện tỉ mỉ, chi tiết hơn nhiều so với dòng HG, có thể có nhiều phiên bản khác nhau của cùng một mẫu, ví dụ như Mẫu MG Unicorn verKA, full amour. Master Grade thuộc dòng kit cao cấp với giá thành khá cao.

4. 1/60 Perfect Grade ( PG )
- Đúng như tên gọi, đây là dòng Modelkit gundam hoàn hảo nhất vì mức độ chi tiết và màu sắc tỉ mỉ nhất. Cấu tạo bên trong khá phức tạp vì sử dụng nhiều kim loại và hệ thống đèn LED. Số part của PG có thể lên đến cả ngàn nên nhiều mẫu kit PG trong thời gian gần đây có trọng lượng khá nặng .
-Thông thường thì PG tập trung vào các mẫu Gundam chính trong các series nổi tiếng và thường được xuất xưởng sau phiên bản MG.

Sự khác biệt lớn nhất giữa các dòng :

6. 1/48 Megasize Model ( MM )
1/48 Megasize Model có mức độ chi tiết giống với 1/144 HG đến 95%, tuy nhiên dòng này sử dụng kỹ thuật Runner Lock nhằm giản tiện hóa quá trình lắp ráp của người chơi. Nổi bật của sản phẩm dòng này là tăng kích thước lên khá nhiều ( 1/48 ). Người chơi có thể dễ dàng sơn phết mà không cần phải khó khăn như dòng PG

Đa phần các bạn chưa từng chơi hoặc chỉ vài lần tiếp xúc đều có suy nghĩ khi mua chúng về ngoài việc ráp xong để thoả mãn đam mê về nhân vật đó (trong phim hoặc chỉ qua cái nhìn đầu tiên vì con trai luôn thích robo người máy) thì không còn có thể làm gì khác nữa. Hoặc các bậc phụ huynh sẵn sàng chiều theo ý con mình mà chấp nhận bỏ tiền ra mua về cũng có cùng một suy nghĩ như thế. Và nhất là khi cái giá của Gunpla hiện nay không hề rẻ đối với người Việt Nam thì nó có thể được xem là quá xa xỉ và phí phạm. Nhưng thực tế thì nó không hề phí phạm như vậy vì nó được sinh ra là mô hình nên mục đích của nó là rất nhiều và nhà sản xuất cũng nắm được rất rõ điều đó. Như vậy, để hiểu hơn về những dòng chia sẽ trên mình sẽ đưa ra những mục đích mà một người chơi Gunpla hoặc mô hình sẽ làm và mong muốn thực hiện nó.
1. RÁP CHAY
Ráp chay hay hay gọi theo tiếng Anh là Snap-fit, là mục đích cơ bản nhất khi chơi mô hình. Vì chúng ta phải gắn các mảnh nhựa lại với nhau để tạo nên hình hài của mô hình nên sau khi thực hiện hoàn tất các hướng dẫn từ NSX thì xem như tác phẩm đã hoàn thành. (Hầu hết mọi người chơi cơ bản đều dừng lại tại chổ này)
Các thao tác cơ bản khi ráp chay
Hình ảnh ráp chay hoàn chỉnh mẫu HG 1/144 Age-2 Normal
2. MÔ HÌNH HOÀN CHỈNH
Trong sản phẩm thường chỉ bao gồm vỉ nhựa và decal để dán lên một số vị trí đặc biệt. Họ không bán hoặc tặng kèm một thứ để tạo nên sự khác biệt đầu tiên giữa đồ chơi và mô hình, đó chính là Gundam Marker (gọi tắt là Marker). Mục đích của marker là để tạo ra hiệu ứng đổ bóng giữa các chi tiết giúp cho tác phẩm trông giống thật hơn. Nó gọi là lằn chìm. (Các bạn chơi với mục đích sưu tập thì cũng thường dừng lại tại chổ này)
Kẻ lằn chìm rất đơn giản, chỉ cần một cây viết là có thể làm nổi bật lằn chìm lên
Bên phải là kết quả, nó nổi bật hơn ở phần đầu, tay chân
3. SƠN MÔ HÌNH
Do mô hình vốn được làm bằng nhựa nên chắn chắn dù sản phẩm đã hoàn thành với các lằn chìm thì nó vẫn khó tránh khỏi dáng dấp của một món đồ nhựa. Do đó, để tác phẩm bộc lộ được khí chất thì sơn là cách thức tốt nhất. Để sơn Gundam thì các bạn có thể dùng tất cả các loại sơn hoặc màu, miễn sao nó dính tốt trên nhựa là được. Tuy nhiên nhà sản xuất cũng như các modeler (thợ mô hình) khuyên dùng các loại sơn chuyên dụng hơn vì nó sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng súng và sơn chuyên dụng sẽ cho hiệu quả tốt nhất
Bên phải là kết quả sau khi sơn, hoàn toàn không còn là một tác phẩm nhựa
4. "TUỲ BIẾN / ĐỘ" MÔ HÌNH
Sơn tác phẩm chỉ thực hiện trên các phần nhựa nguyên bản do nhà sản xuất chế tạo mà thôi. Đối với một số bạn cũng như với modeler thì các chi tiết nguyên bản không đem lại đủ khí chất nên họ đã thay đổi các chi tiết đó nhằm làm cho nó đẹp hơn, hầm hố hơn. Đây là một bước khá khó, cần phải đầu tư nhiều thời gian cũng như công sức.
Bên trái là tác phẩm sau khi đã được "độ" lên, hầm hố hơn nhiều so với nguyên bản
Để thực hiện quá trình độ thì có nhiều cách như dùng bột đắp thêm (chổ màu ngã vàng, giống như đắp bột tạc tượng vậy đó)
Bổ sung chi tiết kim loại nhằm tăng độ "lạnh" của vũ khí
Thay đổi kết cấu các bộ phận xả năng lượng (giống như ống khói xe, máy bay phản lực thì gọi là thruster)
Một tác phẩm khác được độ lên khác xa so với nguyên bản
Một tác phẩm được độ lại theo ý tưởng Thanh Long trong tứ thần
5. CHIẾN TRẬN MÔ HÌNH (SA BÀN)
Đây là phần khủng khiếp nhất đối với mọi người chơi mô hình vì nó sẽ tốn rất rất nhiều công sức và thời gian để thực hiện. Nó không chỉ đơn giản là co cụm trong một mô hình mà giờ đây nó là một bộ nhiều mô hình cùng cảnh trí, có thể là một trận đấu hay bên trong một căn cứ. Và tất nhiên mọi thứ trong môi trường mô phỏng đều được thực hiện và làm cho nó giống thực nhất.
Sa bàn cơ bản
Sa ban tầm trung
Sa bàn siêu cấp
Hy vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn thú vị hơn về bộ môn mô hình Gundam. Hiện nay, các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan...v..v đều thường xuyên tổ chức các cuộc thi về Gunpla và luôn nhận được sự đón nhận nồng nhiệt.
Lễ trao giải Gunpla Builders World Cup 2013 tại Thái Lan
Một góc sự kiện GBWC 2013 tại Singapore
Người gửi / điện thoại